Hệ thống lái trợ lực điện

Hệ thống lái trợ lực điện

Model: TP-073104

Model: TP-073104
Hãng sản xuất: Tân Phát

Price: Liên hệ

Hệ thống lái trợ lực điện

Model: TP-073104
Hãng sản xuất: Tân Phát

Đặc điểm, thông số kỹ thuật chính:
Thiết bị (mô hình) cho đào tạo nghề sản xuất theo tiêu chuẩn Quản lý Chất lượng ISO 9001:2015 và tiêu chuẩn Quản lý Môi trường ISO 14001:2015
Linh kiện chính đã qua sử dụng và được làm mới, đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ phục vụ cho công tác đào tạo nghề
A. Mô hình bao gồm đầy đủ chi tiết như:
+ Bộ tạo tín hiệu tốc độ động cơ với chuẩn giao tiếp CAN
+ Hộp ECU-EPS điều khiển lái với chuẩn giao tiếp CAN
+ Cảm biến tốc độ động cơ
+ Giắc chẩn đoán OBD, khoá điện, rơ le, cầu chì
+ Bộ dẫn động tạo xung trục cơ
+ Hệ thống giắc điện cho đấu nối và đo kiểm
+ Bộ tạo tín hiệu tốc độ xe và màn hình hiển thị
“+ Lò xo giảm xóc, ống giảm chấn thủy lực
+ Cụm moay ơ, các bánh xe
+ Các thanh giằng, khớp rotuyn
+ Thước lái, bộ trợ lực điện điều khiển điện tử
+ Trục lái, vô lăng”
“+ Trên mô hình trang bị 02 bảng panel điều khiển được gia công bằng máy cắt CNC trên chất liệu phíp cao cấp, đảm bảo độ bền và chính xác.
• Panel 1 : bố trí đèn báo nguồn, khóa điện, bảng các rơle cầu chì, công tắc dừng khẩn cấp, giắc chẩn đoán OBD
• Panel 2 : hình vẽ cấu tạo của hệ thống, sơ đồ mô tả hoạt động”
+ Tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, bảo trì mô hình.
Mô hình được xử lý bề mặt, phun sơn chống rỉ, chống ăn mòn phù hợp với thời tiết khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Tất cả được đặt trên khung giá sơn tĩnh điện có bánh xe để tiện di chuyển
B. Bộ tạo Pan điện tử (mô phỏng sự cố hệ thống điều khiển):
– Bộ tạo pan có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, cho phép thao tác theo các chế độ nhập lỗi, tùy chỉnh, cài đặt các lỗi tổ hợp (dành cho giáo viên khi đăng nhập vào hệ thống bằng Password).
– Sử dụng kết nối không dây chuẩn Wifi để tạo nên sự đơn giản cho việc lắp đặt và sử dụng.
– Bộ tạo pan có khả năng giao tiếp, đồng bộ hóa với các bộ tạo pan khác thông qua giao tiếp Wifi chuẩn IEEE 802.11 tần số 2.4 GHz và trạm thu wifi được kết nối với máy tính thông qua chuẩn giao tiếp USB, qua đó cho phép mở rộng và kết nối các thiết bị thành hệ thống thực tập đồng bộ, giúp giáo viên dễ dàng kiểm soát, kiểm tra và đánh giá kết quả thực tập của các học viên
– Thực hiện các phép tạo pan và đo trực tiếp mà không cần tháo, dỡ với các bộ giắc chờ cho phép dễ dàng lấy các tín hiệu để chẩn đoán. Các tính năng tạo pan bao gồm:
• Tạo lỗi đứt dây tín hiệu.
• Tạo lỗi tín hiệu chập chờn.
• Tạo lỗi tín hiệu bị chạm mát.
• Tạo lỗi sai giá trị điện áp của tín hiệu.
• Tạo lỗi sai tín hiệu điều khiển xung điện
– Bộ tạo pan bao gồm:
• 01 màn hình LCD 3.2 inch TFT, độ phân giải 320×240 pixels, hiển thị thông tin mã lỗi cài đặt.
• 01 phím điều hướng sử dụng loại núm xoay vô cấp cùng với các menu hiển thị trên màn hình dạng con trượt để nhập lỗi (pan) cho hệ thống. Có thể cài đặt lỗi đơn hoặc lỗi tổ hợp, các lỗi tổ hợp có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu của giáo viên.
• 24 đèn LED báo lỗi được chọn, các đèn LED chỉ báo lỗi khi giáo viên lựa chọn và có thể tắt đi khi đã chọn lỗi xong, có thể reset lỗi để hệ thống hoạt động bình thường.
• Bộ thu tín hiệu WIFI – cổng giao tiếp USB (kết nối với máy vi tính cho phép giáo viên có thể tạo lỗi gián tiếp từ xa thông qua máy tính)
• 24 Cực đo kiểm, lấy tín hiệu bằng giắc 2mm.
• Cổng giao tiếp Y2M-50TK tích hợp toàn bộ dây nguồn để kết nối với các thiết bị, panel, module đào tạo (chuẩn kết nối chung cho phép bộ tạo pan điện tử có ghép nối các các thiết bị đào tạo khác nhau)
• Đĩa cài đặt phần mềm, hướng dẫn sử dụng
C. Hệ thống phần mềm đào tạo.
– Hệ thống phần mềm đào tạo đã được cấp chứng nhận Đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả
– Hệ thống phần mềm đào tạo bao gồm:
1. Bộ phần mềm thực hành ảo hệ thống lái trợ lực điện điều khiển điện tử:
– Hệ thống phần mềm thực hành ảo cho phép học viên thực hành trên phần mềm với các đối tượng được thiết kế giống thực tế, cho phép tương tác với các đối tượng như đấu nối đo kiểm hệ thống điện.
– Điều này giúp cho học viên được thực hành nhiều hơn, hình thành kỹ năng vững chắc hơn, giảm chi phí đầu tư, nâng cao tuổi thọ của thiết bị (do học viên được thực hành tương đối thuần thục trên phần mềm trước khí thực hành trên động cơ thực).
– Hệ thống phần mềm thực hành ảo được thiết kế theo hệ thống điều khiển động cơ, bao gồm các định dạng thực hành ảo sau:
1.1. Thực hành đấu nối hệ thống điều khiển EPS.
– Cung cấp ngân hàng linh kiện hệ thống điều khiển EPS. Cho phép gắp thả các linh kiện và tiến hành đấu nối hệ thống điều khiển động cơ.
– Phòng tránh những thiệt hại lớn cho hệ thống bằng cách đưa ra các cảnh báo về hậu quả với những lỗi trong quá trình đấu nối có thể gặp trong quá trình thực hành thực tế.
1.2. Thực hành tương tác khảo nghiệm hệ thống điều khiển EPS.
– Cung cấp sơ đồ hoạt động của hệ thống điều khiển EPS. Cho phép tương tác với hệ thống như điều khiển, khởi động, tạo pan cho hệ thống như cắt dây, chạm mát.
– Mô phỏng nguyên lý hoạt động sử dụng hình ảnh động có tương tác. Thay đổi trạng thái hoạt động của hệ thống để đo kiểm, chẩn đoán các thông số đầu ra qua các công cụ đo kiểm ảo như đồng hồ đo dòng, đồng hồ đo áp, đồng hồ hiển thị sóng, máy hiện xung sóng ocsiloscope, máy chẩn đoán lỗi OBD).
2. Giáo trình điện tử:
– Cung cấp các bài giảng tích hợp được biên soạn trên cơ sở ngân hàng dữ liệu có sẵn trong hệ thống phần mềm.
– Cung cấp công cụ giúp cho giáo viên có thể tự soạn thảo và tùy chỉnh các bài giảng điện tử ngay trên hệ thống phần mềm.
– Cung cấp công cụ quản lý (được phân quyền cụ thể) cho các cấp quản lý khác nhau như Trưởng Khoa , Trưởng Bộ môn , Tổ trưởng, Giáo viên, Học viên để thực hiện việc kiểm soát quá trình đào tạo.
– Tự động lưu kết quả các bài test sau bài học của sinh viên, giúp giáo viên có thể đánh giá học viên một cách chính xác khách quan hơn trong quá trình đào tạo.

Bình luận

Gọi cho chúng tôi
0986 905 577
Zalo
0986 905 577
Facebook
Twitter
Youtube